THƯỚC LỖ BAN VÀ GANG HUYẾT THỐNG

THÁI HÒA BÙI ĐÌNH NGỌC

A.Thước Lỗ Ban – Lỗ Ban xích: Là điều mà không xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên để hiểu và sử dụng cũng còn nhiều điều cần phải bàn. Ai cũng dùng ô đỏ, bỏ đen, thậm chí còn cẩn thận: Hai đen thì bỏ, hai đỏ thì dùng. Tuy nhiên đôi khi như vậy làm chúng ta rất khó sử dụng, nhất là những đồ vật cần sự tinh xảo và chi tiết. Chưa kể các ô đỏ (cung) cũng có những ý nghĩa khác nhau, cho dù có đúng mục đích cũng chỉ được chừng 20%. Chưa kể còn sai, ví như đặt chiếc bàn học cho con lại chọn ô đỏ: cung “Thêm đinh”: có thêm con, hay Bảo khố, cho dù có chọn đúng Đăng khoa hay Đại cát, Lục hợp đi chăng nữa nhưng các chỉ số khác lại khắc sát nhau thì cho dù có ra quẻ: Kim bảng đề danh ( bảng vàng ghi tên) thì cũng chỉ là tên người khác.

Thước Lỗ Ban sử dụng nguyên tắc nào:

Thường nói đến ba loại: 42.9 cm, 52.2 cm và loại 39 cm, còn công dụng của nó thì muôn hình vạn trạng, ai nói cũng hay, cũng có vẻ đúng, nhưng chỉ nói là Chân truyền, bí truyền mà không thấy giải thích gì và cách áp dụng cũng mơ hồ, không nhất quán.

Tất cả các bộ môn thuật số đều dựa trên cơ sở Âm dương, Ngũ hành và Bát quái.

Cây 42.9 cm tương ứng với 17 inches. Được cho rằng dùng cho dương cơ, chia thành 8 cung là biến thể của mô hình Bát Quái được xếp theo hàng ngang. Trong 8 cung đó 4 cung tốt có màu đỏ và 4 cung xấu màu đen, đi từ trái qua phải theo trình tự được sắp xếp: Tài – Bệnh – Ly – Nghĩa – Quan – Kiếp – Hại – Bản.

Cây 39 cm được cho rằng dùng cho âm phần gồm 10 cung lớn, mỗi cung lại chia thành 4.

Cây có độ dài 52.2cm được cho là sử dụng trong xây dựng nhà ở (dành để đo thông thủy cửa sổ, ô thoáng, cổng chính, cửa thông phòng…).

Trên thị trường hiện nay có hai loại thước dùng chữ Trung quốc và chữ Việt nam, đều có 4 dòng : Trên cùng là dòng chỉ số Inches, dòng thứ hai là thước 42,9 Cm, dòng thứ ba là thước 39 Cm và dòng cuối là chỉ số Cm.

         “Đạo” là con đường có nhiều người cùng đi. Hiện nay không chỉ ở Đài loan, Trung quốc mà ngay cả ở Việt nam, mọi người từ thợ mộc, thợ nề đều dùng loại này, thậm chí cả những cặp vợ chồng đi mua giường tủ cưới cũng mang theo đo thử. Vậy ta xét trên khía cạnh Dịch học của loại thước trên. Xem tạo sao nó lại được dùng phổ biến như vậy.

Trước tiên ta dùng Số tiểu diễn hay Phi cung ảo số để xem các kích thước.

thước lỗ ban

Nguồn gốc của Âm phần là quẻ Đại quá. Dương cơ là quẻ Đại tráng.

Thước 42, 9 cm (phía trên, dương) dùng cho Dương cơ: gồm: 4 + 2 + 9 = 15 số dương (số lẻ)

Thước 39 Cm ( phía dưới, âm ) dùng cho Âm phần: gồm: 3 + 9 = 12 số âm ( số chẵn)

42,9 – 39 = 3,9 số dương ( dương khí của số âm).

Phần Âm, Dương đã rõ. Phần Ngũ hành, Bát quái sẽ đề cập ở phần sau.

 Khi sử dụng thước Lỗ Ban 42,9 Cm chúng ta lưu ý 3 cấp:
     1. Âm dương ( 5 điểm): Số chẵn là Âm, số lẻ là Dương. Mỗi hình thể, đồ vật đều có âm dương, trên nguyên tắc âm sinh dương là tốt ( sinh nhập) dương sinh âm là xấu ( sinh xuất). Trong hình phẳng thì chiều ngang là dương, chiều dọc là âm, trong một căn nhà thì chiều ngang (mặt tiền) là dương, chiều cao và chiều sâu là âm. Một chiếc cửa thì chiều rộng là dương, chiều cao là âm. Chiều âm lấy số âm, chiều dương lấy số dương.
Cũ ghi nhầm là số chẵn là dương. Số lẻ là âm. Chỉnh lại là: số chẵn là âm, số lẻ là dương

THƯỚC LÔ BAN VÀ GANG HUYẾT THỐNG

2. Cung ( 2 điểm) và Ngũ hành ( 3 điểm): Trình tự cây 42,9 được sắp xếp như sau: Tài – Bệnh – Li – Nghĩa – Quan – Kiếp – Hại – Bản và trong mỗi cung lại được chia thành 4 cung nhỏ:

* Cung thứ 1 (màu đỏ, tốt) – Tài : Hành Thổ: Tiền của, chia thành:

Tài Đức: Hành Thổ: Có tài và có đức.

 Bảo Khố: Hành Thuỷ: kho báu.

Lục Hợp: Hành Hoả. Hoà hợp.

Nghinh Phúc: Hành Mộc: Đón nhận phúc đến

* Cung thứ 2 (màu đen, xấu) – Bệnh: Hành Thuỷ: bệnh tật, chia thành:

Thoái Tài : Hành Kim hao tốn tiền của, làm ăn lỗ lã.

Công Sự : Hành Thổ : tranh chấp, thưa kiện ra chính quyền.

Lao Chấp: Hành Thuỷ: bị tù.

Cô Quả: Hành Hoả: Chịu phận cô đơn.

* Cung thứ 3 (màu đen, xấu) – Ly: Hành Hoả: chia lìa, chia thành:

Trường Khố: Hành Mộc:  dây dưa nhiều chuyện.

 Kiếp Tài: Hành Kim: bị mất của.

Quan Quỉ: Hành Thổ: chuyện xấu.

Thất Thoát: Hành Thuỷ: mất mát.

* Cung thứ 4 (màu đỏ, tốt) –Nghĩa: Hành Mộc: chính nghĩa, tình nghĩa… chia thành:

Thêm Đinh: Hành Hoả: thêm con trai.

Ích Lợi: Hành Mộc: có lợi ích.

Quí Tử: Hành Kim: con giỏi, ngoan.

Đại Cát: Hành Thổ: rất tốt

* Cung thứ 5 (màu đỏ, tốt) – Quan: Hành Kim : quan chức, chia thành:

Thuận Khoa: Hành Thuỷ: thi cử thuận lợi.

Hoạnh tài: Hành Hoả: thu hoạch tiền của.

Tiến Ích: Hành Mộc: làm ăn phát đạt.

Phú Quý: Hành Kim: giàu có.

* Cung thứ 6 (màu đen, xấu) – Kiếp: Hành  Thổ : tai họa, chia thành:

Tử Biệt: Hành Thổ: chia lìa chết chóc.

Thoái Khẩu: Hành Thuỷ: mất người.

Ly Hương: Hành Hoả: xa cách quê nhà.

Tài Thất: Hành Mộc: mất tiền của.

* Cung thứ 7 (màu đen, xấu) – Hại: Hành Thuỷ: thiệt hại, chia thành:

Hoạ Chí:  Hành Kim: tai họa đến.

Tử Tuyệt: Hành Thổ: chết.

Bệnh Lâm: Hành Thuỷ: mắc bệnh.

Khẩu Thiệt: Hành Hoả: mang họa vì lời nói.

* Cung thứ 8 (màu đỏ, tốt) – Bản: Hành Hoả: vốn liếng, bản mệnh, chia thành:

Tài Chí : Hành Mộc: tiền của đến.

Đăng Khoa: Hành Kim: thi đậu.

Tiến Bảo: Hành Thổ : được của quý.

Hưng Vượng: Hành Thuỷ : làm ăn thịnh vượng.

Khi sử dụng lưu ý Ngũ hành sinh vượng. Dùng tương sinh, tương hoà, tránh tương khắc

B. Thước huyết thống: Được dùng cho các đồ vật riêng cho một cá nhân hay dòng họ, mang một ý nghĩa nhất định, ví như bàn học, bàn làm việc, ban thờ, ngai thờ…

Nam dùng tay trái, nữ tay phải. Dùng bàn tay đo gạn hết cỡ, chỉ số được đo giữa phần thịt ngón trỏ và ngón cái ( không tính móng tay) được tính là thước huyết thống. Qua chỉ số này ta cũng có được một số thông tin: Nếu hai bên trái phải bằng nhau là tốt, vừa dài vừa bằng nhau càng hay, là người có tài năng, bàn tay không lớn nhưng ngón dài thường là văn nghệ sỹ. Nếu độ dài chênh lệch lớn là không tốt.

Số gang lẻ là dương, chẵn là âm. Phần âm dương được tính 5 điểm.

Ngũ hành 3 điểm, cung 2 điểm: Kết hợp với ngũ hành và cung của thước Lỗ Ban.

Ví dụ: Thiết kế bàn làm việc cho một người có gang tay huyết thống là 21 Cm.

Ta có chiều ngang bàn ( dương) tính là 7 gang: 7 x 21 =  147 Cm, vào cung Lợi ích, hành Mộc.

Chiều rộng ( âm) lấy 4 gang: 4 x 21 = 84 Cm. Vào cung Tiến bảo: Của cải tăng tiến: tốt. Nhưng Tiến bảo hành Thổ bị Dương mộc của Lợi ích khắc ( khắc xuất) không dùng. Ta lấy 81 Cm là cung Nghênh phúc hành Mộc, tương hoà.

Chiều cao ( âm ) cũng dùng 4 gang, chọn 68 Cm vào cung Tấn ích ( ích lợi tăng tấn) hành Mộc.

Cơ bản là như vậy. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt như Đình, Chùa, Miếu, Nhà thờ Tổ lại tính theo nguyên tắc riêng, không hoàn toàn như vậy.

Trong Phong thuỷ, Âm Dương, Ngũ hành và Bát quái hết sức quan trọng. Không chỉ trong thước Lỗ ban, gang Huyết thống mà các việc khác cũng vậy. Mong mọi người lưu ý.

19-8-2021

                                                                                  THBĐN