Triết học về Địa lý

Lê Đình Nguyên

Tập tài liệu “Triết học về địa lý” tôi có trên tay dày 68 trang, và 78 trang hình vẽ minh họa. Hai chữ “Triết học” nghe có vẻ lý luận nghên cứu, nhưng không, đây lại là

một tập tài liệu chỉ dẫn cụ thể về việc tìm đất đai mồ mả ra làm nhà, mà người biết bằng kinh nghiệm và hiểu biết của mình biên soạn lại cho hậu thế. Người tặng tôi tập tài liệu này là một Bác sĩ đông y Anh viết trong phụ lục :…Người soạn tập tài liệu này là một thầy địa lý tên là Huỳnh Thích ở Tam kỳ (Quảng Tín) nay là Quảng Nam.

Khi còn là lục sự cho chế độ cũ, có quyền thế trong tay, ông được một người bị nghi ngờ là Cộng sản đã dâng lên cho ông tập tài liệu này để chạy tội. Ông Huỳnh Thích là một thầy dạy Địa lý. Ông đã nhờ thầy dạy của mình là thầy Minh ở Đại Lộc, là một thầy Địa lý nổi tiếng, phiên âm, chú giải để lưu truyền lại cho hậu thế”…

Anh bạn tôi biết đây là tài liệu quý, tổng kết kinh nghiệm của tiền nhân về thực hành trong việc tìm phúc mộ, đặt mộ âm phần và dương cơ. Toàn bộ văn từ không tự ý thay đổi, thêm bớt hay bỏ sót.

Do tập tài liệu khá cũ, tạp chí khảo cứu văn hóa phương Đông không thể đăng tải hết. tôi Lê Đình Nguyên xin tóm tắt, sao chép lại những ý chính một cách cẩn trọng, không làm sai lệch nội dung. Riêng phần hình vẽ minh họa tôi sao chép lại hoàn toàn. Tài liệu về phong thủy nhất là về âm phần trên thị trường có nhiều nhưng đọc khó hiểu. tôi biên soạn lại từng bài đăng trên tạp chí để mọi người có thể sử dụng được. Tuy nhiên vì không phải là tài liệu chính thống, tôi mong mọi người tham khảo, khảo nghiệm và góp ý kiến để tránh được những sai sót.

Với lòng mong muốn giúp cho những ai đam mê tìm hiểu học tập và thực hành môn Địa lý có được những kiến thức kinh nghiệm của tiền nhân để sử dụng giúp ích cho đời. Địa lý âm phần là môn học không phải ai cũng làm được. rất mong mọi người nghiên cứu và cẩn trọng trong khi áp dụng.

TÓM LƯỢC

TRIẾT HỌC ĐỊA LÝ TẦM LONG

 Trước tiên phải nghiên cứu phương pháp Tầm Long – Tìm địa cảnh. Huyệt Tinh – Sa đất – Nước chảy, nước giao, nước tụ – sự thay đổi hình dạng, sự biến hóa cao thấp, gãy đứt, sức mạnh. Sức đi của mặt đất, sự xuất hiện của vùng đất di chuyển qua phải hay trái và khai diện nơi nào; nếu liền mạch đứt và hiện sống đất chạy đến rõ rệt và đoan nghiêm đó là một thế đất tốt đẹp. Nếu long hành từ trên chạy thẳng xuống như một sống lá dừa gọi là sống đất hoặc nghiên chênh thì không những được long hành từ xa chạy xuống một cách cân đối dừng lại, khí đất kết tinh và ẩn nấp trong hình bầu dục qua một thời gian nó dâng cao lên như một cái xoong úp thì mặt đất ấy sang, hay hèn do 2 bên tả hữu tạo nên.Phải tìm tổ san của nó từ đâu đến. Phía trước trũng, sau dày đó là cuộc đất rất tốt. Phía trước bị phản bội nghiên chênh, đó chỉ là phục giúp hoặc phục chịch cho một cuộc đất khác ở gần đó mà thôi. Long hành xuống mạnh bạo, không có địa thế nào quanh đó bảo trợ, sa đất lai thấp trũng hay ngọn nước không giao tiếp và tụ thủy thì vô ích: Khi tìm thấy Long hành uyển chuyển qua lại có đoạn nổi, đoạn chìm, đoạn cao, đoạn thấp mà liền mạch với nhau mới tốt. Phái sau hậu đều có nhiều mạch đất tạm góp lại kết tinh vào một chỗ phía trước và 2 bên được bảo vệ là rất quý. Nếu Long hành từ trên xa kéo đến uyển chuyển qua lại nối liền nhau một dãy chạy xuống một đường rồi dừng lại, hình dáng mạnh mẽ, phía trước có một thửa đất thấp thua độ 0,5m và trải ra như một tấm nệm nhưng chắc, đó là cuộc đát tốt kỳ lạ.

Nếu long xuất trên đầu to lớn mạnh dữ, mà da mềm yếu nhỏ hẹp thì Long Hành còn đi xa, chạy đến nơi khác, phải tìm tiếp xuống 1 đoạn nữa, chắc không xa lắm, nó sẽ ẩn núp và khai diện vào phía nào, phải xem 2 bên và trước mặt. Nếu phía trước có vũng nước sâu thì mạch khai diện tại đó. Hai bên có 2 dòng nước chảy dọc theo từ trên xuống giao hội thành vũng nước sâu đó là mộc đất tốt. Nếu Long Hành phía trên đầu chạy lung tung không quy góp vào một chỗ thì nó còn thay đổi hình dáng phải tìm tiếp một đoạn xa nữa. Nơi nào có thế đất và nước quy tụ lại một chỗ, xuất hiện một gò đất tròn hoặc vuông trên mặt có gợn lên một làn đất chạy từ trong xa ra gần cuối mỏm đất rồi chạy ngang trở lại để tránh sự sát hại của thế “Long nhập thủ sát con trai

trưởng”. Phía trước và 2 bên Long hổ, La, Án, thủy đều bảo toàn thì tốt. Nếu không được bảo toàn, hoặc trước có một vũng nước sâu mà không có chỗ thoát thì dù trong đó Hành có tốt cũng không dùng. Nếu Long hành phía trên đầu mộ long nhập thủ mà hồ 2 bên không có nước sâu thì mắc dần có giao thủy ở phía trước cũng không dùng.

Thế đất có hậu đầu súc tích, khí mạch đàng hoàng mà trường Huyền vũ (phía trước mặt) (hướng bắc) mà Sa, thủy không hoàn hảo cũng không dùng. Tìm được một cuộc đất có đủ các thế đẹp cũng rất hiếm: Có cả kiến thức, kinh nghiệm của người xem đất. Mặc dù đất có khi ẩn, khi hiện phải tìm ngay đến chỗ sinh khí qui tụ có quấn tròn, có sông, có gợn sóng cách sâu mặt đất độ 0,7 đến 1,5 mét. Tùy theo chỗ mạch ẩn sâu hay cạn, trải qua một thời gian nó nổi lên, tiểu khởi mà thể hiện.

Huyệt mộ không nên làm ngay chính giữa thửa đất, không nên chôn chính giữa đỉnh long mà phải chôn ở chỗ một bên mỏng, một bên dày gọi là “Linh – cơ” một bên dài, 1 bên ngắn gọi là “Diệu Đế”.

– Nếu Long hành có khởi lại (tiểu khởi) thì trí Huyệt không được xa lìa hóa khí. Sách có câu “Âm lai hướng thọ, dương lai âm theo”. Nghĩa là Long thành khởi phục nhắc lại thì Huyệt trí mới lơi ra hoặc Long thành khởi phục lơi ra thì chí huyệt mới nhắc lại.

Nói cách khác là Long thành cao lại thì trí huyệt thấp, nếu thấp lại thì trí huyệt cao, làm đừng rời xa khí đất mới được theo 2 hình vẽ dưới đây.

âm dương thọ

Nếu Long hành đã chuyển mạch xuống thấp rồi khởi lại một vùng đất cao và vắng mới dừng lại không chạy đi nữa bên vai đất có một cái Huyệt tốt.Trái lại Long chuyển mạch trên cao chạy chứ xuống đất rơi đất nghĩa là không có tiểu khởi thổ lại thì không có huyệt. Phải có tiểu khởi mới có huyệt… Có tiểu khởi nghĩa là trên đó độ 5 hay 7 thước. Phải có Long hành chuyển mạch thấp xuống rồi mới co lại. Chính nơi cao đó mới là nơi kết huyệt.

ĐIỂM HUYỆT

Muốn biết nơi đất huyệt phải biết các yếu tố sau:

  1. Xem trên đầu huyệt có một mảnh đất dợn cao lên như nửa đồng điền (hay nửa vành nong úp)
  2. Xem dưới chân huyệt đất đưa ra như cái môi (cằm). Nghĩa là đưa cái liều đất ra ngoài như nửa cái vành nong úp vào.
  3. Xem trên thân đất chỗ huyệt có lợn đất cao và đưa kheo ra như 2 cái sừng trâu gọi là oa.
  4. Xem dưới chân mép đất ở trước cửa có 2 dòng nước nhỏ của 2 thửa ruộng 2 bên chảy nhập lại thửa ruộng ở chính giữa ngay của mộ.

Xem đủ 4 thế trên thì biết được cái huyệt mà nằm chính giữa có 2 cái sừng 2 bên bọc lại. Đầu huyệt sác nơi cộng của 2 sừng trên đấu lại. Đuôi huyệt ở ngang mỏ sừng bọc 2 bên.

Tiếp theo phải xem phía trước mộ.

  1. Ngay trước chân mộ nhìn ra có 1 cái bàn và vũng ruộng sâu để chứa nước từ 2 bên chảy rồi lại vào vũng sâu ấy (vũng nước ấy cách xa huyệt nó đọ 10 mét trở lên. Từ cửa mộ này nhìn ra đến án mộ phải qua một đồng ruộng rộng từ 500m đến 3000 mét bằng nhau một mực không có bờ đất hay thửa ruộng mà cao nhô lên bằng ½ mộ, nếu có thì gọi là “Cản mộ”
  2. Xem sau đầu hậu mộ có đất tổ hơn của mộ có rẽ ra hai bên, hai là đất từ phía sau đầu mộ chạy thẳng ra hai bên tả hữu rồi vòng đầu lại mà doi phải trái, phải trì và vòng tới trước xa, còn doi phải, phải vòng tới mà thấp thua và ngắn với được. Tay long phải ngậm tay hổ mới đúng. Phải soát xét kĩ càng từng ly, từng tí các trạng thái của đất mà xét như sau:

1 – Long hành phải uyển chuyển, biến hóa nhưng phải liền mạch và khôi phục phân minh.

2 – Sa đất dưới chân mộ hoặc bên kia phía trước mộ phải được ôm ấp trước của mộ.

3 – Các ngọn nước đều được chầu vào trước của mộ. Tóm lại là phải suy xét từ cái nhỏ đến cái lớn, từ chỗ gần đến chỗ xa. Nghĩa là từ nền mộ, đầu mộ, chân mộ  rồi lại xem rộng ra 2 bên và trước cửa mộ, tiếp đến xem đường sa, thủy án nội đường, ngoại đường, không được lo việc xa mà bỏ việc gần. Ví dụ: nơi mộ nằm và ngoài trước cửa mộ không quan sát, trái lại chỉ lo nhìn ngó sông, núi xa ngoài 5, 7 cây số là vô ích. Việc tối cần là phải xem tay long, tay hổ có thuận thế không,? Long phải hàm hổ. Trước đường khí phải thâu góp các ngọn nước giao hiệp và qui tụ diện tiền phải được quang đãng và rộng rãi, không có vật gì cản trở. Định cho được cuộc chân, cuộc giả.

Sau hậu đầu và 2 bên lưng hông cho được đỉnh súc và được bảo trợ. Địa cuộc đừng lấy rộng quá mà chỉ cần trong khuôn khổ sẵn có miễn là phải được bảo tụ (như một ngôi nhà nhỏ mà đầy đủ tiện nghi hơn là một ngôi nhà lớn mà thiếu trước hụt sau).

Sa đất chỉ xem xét cái sa ngay trước của mộ miễn là sa đó được bảo hoàn, hộ vệ vững vàng. Sa, thủy, long, hố và án đều được xây bụng vào mộ, không xây lưng vào mộ. Trước chân mộ phía dưới ruộng rộng nước chảy nghiêng và tràn lan không quy tụ, không giao hiệp thì không dùng.

Điểm huyệt phải đóng ngay với thiên tâm tụ thủy (vũng nước, đọng nước ngay cửa mộ) không được xê qua xích lại một thước, một tấc nào cả. Huyệt phải đảm bảo khi thả quan tài xuống đất phải tiếp nối với mạch khí của đất, không nên xa lìa khí mạch. Mức đào huyệt sâu hay cạn tùy theo mạch đất. Mạch đất đi sâu thì đào sâu, đi cạn thì đào cạn. Căn cứ mức nước dưới ruộng trước mộ mà suy xét để hướng dẫn cho chủ nhân đào huyệt.

Một số thế đất và hình thể đất xấu được cụ thể hóa.

  1. Tả hữu của huyệt mộ cao thấp không đồng đều, nghiêng bên trái Hại nam. Nghiêng bên phải thì nữ bị đau ốm, bệnh tật. Long hành từ bên trái xuyên qua thì hài cốt bị nghiêng sang bên phả? Tả hữu cao thấp nhiều huyệt thì cốt bị nghiêng.
  2. Sống đất đâm thẳng vào vai huyệt mộ thì con cháu bị đau đầu, đau vai, đau cổ khó chữa khỏi.
  3. Hậu đầu khuyết hẳn mới eo. Đẻ nhiều nuôi ít chết theo lần rồi.
  4. Hậu đầu không mạch thời thôi, con trai một đứa mấy đời như nhau. Cốt kia đầu ngửa ra sau, cháu con chảy mũi, đầu đau hòi hòi. Lỗ tai chảy mủ thối hôi, đùng đùng tai điếc, nói thôi lưng liền.
triết học về địa lý
  1. Hậu đầu cao tựa mái hiên, nước mưa chảy xuống chẳng yên là gì. Lâm đầu thủy, tử tôn suy, để lâu con cháu đến khi điên khùng.
  2. Hậu đầu sống vào giữa một vùng lộn xương.
  3. Mộ nào mà có ổ gà sũng giữa thì xương không còn con cháu ốm đau bệnh tật, con cháu sẽ chết dần sau 30 nữa.
  4. Mộ nào có mặt bằng bé nhỏ thì cốt bị thâm đen, trong vòn 2 năm phải di cải đi.
  5. Huyệt mộ nào có võng đai cắt ngang thì hài cốt bị chia làm 2 phần (hình mộ có đoạn ngang, đoạn dọc rõ ràng).
  6. Những cuộc đất có gò đống cao, phía trước là đất cát, phía sau là ruộng đồng. Nơi đây khi tảng xuống sẽ sinh bệnh tật, ốm đau, sẽ chết dần tuyệt tự sau 30 năm (thế đất như ngửa mông lên trời).
    1. Cuộc đất mà trước cao, sau thấp sâu thành 2, 3 cấp. Mỗi cấp sẽ chết một người, và chết dần. Đất ấy gọi là đất trùng âm.

    12, 13, 15, 16;  17, 18, 19, 20  { Một cuộc đất không có án, không có minh đường, không khởi, không phục thì không dùng.

    21, 22, 23 Hậu đầu có sống đất xuyên vô, góc đường bờ thổ ấy đồ phản gian.

    24 – Hình đao sau thổ buộc ràng, thế là con cháu có chàng tử đao.

    25 – Hậu đầu són thám dòm cao, chắc rằng mộ ấy thế nào hóa gian. Cháu trai chộm cắp một đoàn, Lưu manh gian tế, biếng làm, nhác lo.

    26 – Hậu đầu hình rắn quấn  co, Cháu con phát bệnh điên to có ngày.

    27 – Mộ nào mà 2 bên tả hữu bằng phẳng nhưng có xạ tiễn xuyên qua. Bên tả thì Nam bị bệnh, bên hữu thì nữ bị bệnh.

    28 – Bên phải có gậy xéo ngang, trước lớn, sau nhỏ thế toan ăn mày .

    29; 30 – Trước mộ mà có gồ đất cao bằng mộ khi có mưa chia thành 2 mảnh hoặc 4 mảnh thì vợ chồng, anh em xa nhau, tha phương mỗi nơi một người.

    31 – Trước huyệt mộ có hình như cánh cung phản lại, thì con cháu xung đột tranh giành, đánh nhau.

    32 – Trước huyệt mộ có bờ bụi lụi tàn, ủ ê thì sinh ra con cháu u mê mọi đường.

    33 – Trước huyệt mộ có 3 cấp xuống đường thì mất của, chết người khổ đau trăm bề.